cskh@bvqttn.com

Email hỏi đáp

19008035

Điện thoại khẩn cấp

  • Tiếng Việt
  • English

ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI TRẺ GIA TĂNG

17/09/2023

Theo các thống kê của Bộ Y tế, tính đến năm 2022 tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ chiếm đến ⅓ trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số người bệnh là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi:

·        Béo phì, lười vận động

·        Tăng huyết áp

·        Đái tháo đường

·        Sử dụng chất kích thích

·        Thuốc tránh thai

·        Bệnh lý dị dạng mạch máu não

·        Hút thuốc lá thường xuyên

1.     Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

  • Méo miệng, lệch miệng, thay đổi giọng nói, nói ngọng hoặc dính chữ, khó nói. Người bệnh thậm chí không nói được những câu đơn giản nhất.
  • Đau hoặc nhức đầu dữ dội. Cơn đau có thể không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đau đầu không phải là một dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ mà ai cũng gặp phải. Nhiều trường hợp bị đột quỵ nhưng không có triệu chứng đau đầu.
  • Bị yếu liệt một bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên. Quan sát thấy một bên mặt người bệnh bị chảy xệ, khi cười sẽ méo mó.
  • Khó cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường khiến người bệnh không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc.
  • Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt, nhìn không rõ,… cũng là những triệu chứng đột quỵ ở người trẻ thường gặp.

2.     Đột quỵ ở người trẻ bao gồm những loại nào?

Có 2 dạng đột quỵ ở người trẻ, bao gồm:

  • Đột quỵ do xuất huyết não: Chiếm khoảng 15% các trường hợp đột quỵ, xảy ra do thành động mạch xơ cứng và tạo ra vết nứt, vỡ, từ đó khiến máu bị chảy ra bên ngoài. Tình trạng đột quỵ do xuất huyết não đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.
  • Đột quỵ liên quan đến thiếu máu não cục bộ: Dạng đột quỵ này phổ biến hơn, chiếm 85% các trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi này là do cục máu đông cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng máu di chuyển lên não để nuôi dưỡng các tế bào não.

Ngoài ra, còn có trường hợp đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua hay còn gọi là T.I.A, là tình trạng động mạch não bị tắc nghẽn nhưng sau đó tự lưu thông (diễn tiến trong vòng 1 giờ).

3.     Biến chứng đột quỵ ở người trẻ

Biến chứng đột quỵ ở người trẻ nói riêng cũng như di chứng đột quỵ nói chung vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gặp ở người trẻ bị đột quỵ có thể kể đến như:

  • Co cứng chi, liệt tay, chân hoặc có thể liệt nửa người, liệt cả hai tay và hai chân;
  • Suy giảm khả năng vận động, không thể đi lại như bình thường;
  • Rối loạn ngôn ngữ vĩnh viễn;
  • Gặp khó khăn khi nuốt, khó nhai, thức ăn bị trào ngược lên khi nuốt hoặc mắc nghẹn trong cổ họng;
  • Phù não, ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và máu lên não;
  • Viêm phổi gây khó thở, ho có đờm, ớn lạnh, sốt,…;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, đau rát khi đi tiểu;
  • Động kinh, co giật;
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu;
  • Trầm cảm, lo lắng quá mức, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, cảm thấy bản thân vô dụng và là gánh nặng của gia đình, xã hội.

Nặng nề hơn, người trẻ bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sống đời sống thực vật vĩnh viễn, tốn nhiều chi phí điều trị và tạo áp lực cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều trường hợp tử vong vì không được điều trị kịp thời.

4.    Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ là vấn đề được nhiều người quan tâm trong bối cảnh các ca đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Điều quan trọng nhất chính là duy trì lối sống khoa học:

  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc;
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài;
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ quả và trái cây, không dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo; tránh uống rượu, bia, đồ uống có cồn, nước có gas;
  • Không sử dụng các chất kích thích;
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động thể lực, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu;
  • Khám và điều trị, kiểm soát hiệu quả các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường…
  • Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ giúp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ hiệu quả.

—————-

INBOX hoặc COMMENT để được tư vấn MIỄN PHÍ

——————-

Hotline: 1900 8035

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên

Website: tnh.com.vn

Tải ứng dụng di động TNH để được chăm sóc sức khỏe toàn diện