cskh@bvqttn.com

Email hỏi đáp

19008035

Điện thoại khẩn cấp

  • Tiếng Việt
  • English

Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên phẫu thuật điều trị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, tạo hình niệu quản

06/11/2020

Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản làm cản trở dòng nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thận có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất của bệnh hẹp khúc nối bể thận niệu quản.
Các bác sỹ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên vừa tiến hành phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân bị hẹp khúc nối bể thận- niệu quản và tạo hình niệu quản.
Bệnh nhân N.H.K, 24 tuổi, địa chỉ ở Xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, đến Bệnh viện Đa khoa Yên Bình thăm khám trong tình trạng đau bụng vùng mạn sườn trái kéo dài, tiểu buốt. Các bác sỹ tiến hành thăm khám và phát hiện bệnh nhân bị thận ứ nước do chít hẹp khúc nối bể thận- niệu quản trái có chỉ định phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản trái.

Các bác sỹ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân N.H.K

Các bác sỹ tiến hành gây mê nội khí quản cho bệnh nhân, sau đó, xác định vị trí đặt 3 trocar vào khoang sau phúc mạc. Bác sỹ phẫu thuật lấy cơ thắt lưng chậu làm mốc để bóc tách bộ niệu quản và phẫu tích niệu quản lên đến bể thận. Tiếp theo, tạo hình bể thận và tạo hình niệu quản, rồi đặt sonde JJ thận- niệu quản- bàng quang, khâu bể thận, niệu quản lại. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sỹ gây mê hồi sức đã tiến hành sử dụng phương pháp giảm đau đa mô thức (PCA) cho bệnh nhân. Sau thời gian hậu phẫu tích cực, hiện vết mổ của bệnh nhân tiến triển tốt, sẽ cải thiện khả năng thoát nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản.

Bệnh nhân N.H.K mổ nội soi nên vết mổ rất nhỏ

Bác sỹ CKI. Nguyễn Mạnh Hải đang kiểm tra vết mổ cho bệnh nhân N.H.K

Theo Bác sỹ CKI. Nguyễn Mạnh Hải – Phó khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên: Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên, nhưng tỉ lệ hẹp bên trái cao hơn bên phải gấp hai lần. Đây là nguyên nhân gây tắc nghẽn phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh thường gặp ở trẻ em khoảng 5 tuổi, ở người lớn bệnh thường được chẩn đoán ở tuổi 30-40 với tỉ lệ gặp ở nam cao gấp đôi nữ giới. Bệnh có khuynh hướng gia đình, nếu trong gia đình có người thân bị hẹp khúc nối bể thận niệu quản thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh thường tiến triển âm thầm không gây triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ khi siêu âm ổ bụng hoặc khi đã xuất hiện các biến chứng thận ứ nước lớn, giảm chức năng một phần hoặc hoàn toàn.
Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ có một hoặc nhiều các triệu chứng như:
– Đau hông lưng: Đau một bên hông lưng, đau mơ hồ lâu ngày, mỏi lưng tái diễn.
– Triệu chứng điển hình: Khi uống nhiều nước sẽ gây đau lưng, đau cách hồi kèm buồn nôn và nôn hoặc cơn đau quặn thận.
– Các triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi bể thận, suy thận.
Bệnh nhân sau phẫu thuật cần được theo dõi liên tục làm các xét nghiệm hình ảnh như: Siêu âm hệ tiết niệu, X – quang niệu đồ tĩnh mạch, CT Scan hệ tiết niệu hoặc Xạ hình thận để kiểm tra bệnh có tái phát không.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý về thận, niệu quản vui lòng liên hệ:
Khoa Ngoại tổng hợp- Bệnh viện đa khoa Yên Bình Thái Nguyên. Hotline chăm sóc khách hàng: 0888 935 115.
Hoặc liên hệ trực tiếp Bác sỹ CKI. Nguyễn Mạnh Hải – Phó khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên. SĐT tư vấn: 0989525474
Thực hiện: Phòng Công tác xã hội- Truyền thông- Marketing, Công ty CP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên