cskh@bvqttn.com

Email hỏi đáp

19008035

Điện thoại khẩn cấp

  • Tiếng Việt
  • English

TIÊU CHẢY NẶNG Ở TRẺ, COI CHỪNG ROTA VIRUS

24/10/2021

?Bệnh lý tiêu chảy cấp là một trong các bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó, Rotavirus là loại virus hay gặp nhất, thường gây biến chứng nặng nề và thường gặp vào mùa thu đông kéo dài đến mùa xuân.

Bác sỹ CKI Đàm Thị Nga, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đang thăm khám cho bệnh nhi

Bác sỹ Hà Thị Hương Lan Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đang thăm khám cho bệnh nhi

 
??Biểu hiện lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:
?Nôn trớ xuất hiện trước khi trẻ bị tiêu chảy khoảng 6 – 12 giờ hoặc có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày.
?Trẻ đi ngoài phân lỏng tóe nước > =3 lần/ ngày
?Sốt, thường sốt nhẹ đến sốt vừa, có thể sốt cao
?Bú kém, ăn kém, sút cân do mất nước
?Dấu hiệu mất nước:kích thích, vật vã, môi khô,miệng lưỡi khô, khát nước hoặc không uống được, mắt trũng. Đây là biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất của tiêu chảy do Rotavirus, có thể dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không bù nước kịp thời
 
??Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:
 
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Bù nước và điện giải bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng thích hợp vẫn là phương pháp điều trị cơ bản.
 
Với mức độ mất nước nhẹ, có thể theo dõi và điều trị tại nhà theo phác độ của Bộ Y Tế như sau:
 
?Bù nước, điện giải: đối với trẻ uống được: cho uống dung dịch oresol, trẻ nhỏ hơn 2 tuổi uống 50-100ml sau mỗi lần ỉa lỏng, cho trẻ uống từng thìa, trẻ từ 2 tuổi trở lên uống 100-200ml sau mỗi lần ỉa lỏng, uống cho đến khi trẻ hết khát.
?Có thể cho uống nước sôi để nguội, cháo súp, nước dừa tươi hoặc nước hoa quả. Trong thời gian này vẫn cho trẻ ăn bú bình thường.
?Nếu trẻ nôn trớ nhiều, không uống được hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có dấu hiệu mất nước nặng không thể bù dịch bằng đường uống, trẻ cần nhập viện để khám, chẩn đoán và điều trị.
Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:
?Tốt nhất nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh càng sớm càng tốt để trẻ được bú sữa non có nhiều kháng thể, chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh suy dinh dưỡng.
?Vaccin phòng tiêu chảy: Hiện nay đã có vaccin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Vaccin được cho trẻ uống từ 2-6 tháng tuổi, uống 2 lần cách nhau ít nhất 1 tháng.
?Vệ sinh ăn uống cho trẻ, ăn chín, uống sôi, thức ăn cho trẻ phải đảm bảo tươi và đủ chất.
?Đặc biệt vệ sinh tay đúng cách trước và sau khi cho trẻ ăn và khi chăm sóc vệ sinh trẻ