cskh@bvqttn.com

Email hỏi đáp

19008035

Điện thoại khẩn cấp

  • Tiếng Việt
  • English

KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

 I.Giới thiệu  chung

  Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) BV Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên thuộc khu tầng 1 tòa nhà 4 tầng (tòa nhà B).

       Được thành lập từ tháng 01/2020

II. Cơ cấu tổ chức

       P.trưởng khoa:CN nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hiền

       Khoa gồm có 7 Nhân viên

 III. Chức năng nhiệm vụ của khoa

  1. Chức năng

Khoa KSNK là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác KSNK trong bệnh viện nhằm đảm bảo tiệt khuẩn an toàn về lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn toàn bệnh viện thực hiện tốt vai trò chức năng của kiểm soát nhiễm khuẩn.

  1. Nhiệm vụ

Lập kế hoạch trong công việc, phân chia cụ thể từng bộ phận.

 Bộ phận giặt phải phân loại đồ vải sạch riêng và đồ bẩn có máu đồ bị phơi nhiễm cần sử lý sao cho sạch sẽ an toàn và không để lây nhiễm chéo.

Bộ phận hấp sấy phải hấp đảm bảo tiệt trùng đúng cách các dụng cụ  phẫu thuật thủ thuật để đảm bảo cho phẫu thuật.

+ Quản lý theo dõi  đồ vải trực tiếp để đáp ứng đủ cho khoa phòng.

+ Quản lý về số lượng giặt hấp sấy số lượng xà phòng hóa chất sao phù hợp hợp lý không lãng phí.

+ Kiểm tra về công tác KSNK toàn khoa trong bệnh viện

+ Phun khử khuẩn tiệt khuẩn các khoa phòng theo định kỳ hoặc khi cần thiết.

+ Tuyên chuyền cho nhân viên toàn khoa vệ sinh tay

+ Là đơn vị đầu mối triển khai thực hiện và tham mưu cho Giám đốc, Hội đồng kiểm

soát nhiễm khuẩn về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược và nội dung hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn

bao gồm ngân sách trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt.

+ Xây dựng vị trí việc làm, mô tả công việc của nhân viên khoa kiểm soát nhiễm

khuẩn.

+ Xây dựng, cập nhật và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật, các chính sách, hướng dẫn, quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm

các quy định về kiểm tra chất lượng và trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm

định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Thực hiện thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý dữ liệu các hoạt động

giám sát, bao gồm:

– Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện;

– Giám sát phát hiện dịch trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Giám sát tuân thủ các quy trình kỹ thuật liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Giám sát môi trường trong cơ sở khám bệnh, chữa bện.

– Phối hợp giám sát vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

– Phối hợp giám sát, tư vấn sử dụng kháng sinh hợp lý.

– Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp việc triển

khai các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và các đề án cải tiến chất lượng kiểm soát

nhiễm khuẩn.

– Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, vệ sinh

môi trường hoặc tiến hành giám sát các hoạt động này nếu cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh sử dụng dịch vụ do các đơn vị bên ngoài cung cấp.

– Đề xuất, mua sắm, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý trang thiết bị, vật tư

tiêu hao, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

– Theo dõi, đánh giá, báo cáo hiệu quả phòng ngừa, các phơi nhiễm, rủi ro và tại

nạn nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của nhân viên y tế và các đối tượng

khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Hướng dẫn, chỉ đạo thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải

quyết các vấn đề liên quan tới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng.