cskh@bvqttn.com

Email hỏi đáp

19008035

Điện thoại khẩn cấp

  • Tiếng Việt
  • English

CẨN TRỌNG VỚI CHỨNG Ù TAI KÉO DÀI

28/09/2022

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Phương Hà, khoa Tai- Mũi- Họng, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên

Ù tai là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Ở đây, xin đề cập đến vấn đề ù tai thực sự, phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý.

Ù tai là tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận và thường không thể nghe được bởi người khác. Phần lớn ù tai là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có trường hợp tiếng ù có dạng là những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo hoặc tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp.

Ù tai thực sự gây ra nhiều phiền toái cho những ai vô tình “vướng” phải nó. Việc hiểu rõ về chứng ù tai và cách xử trí sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên thoải mái hơn.

  1. Ù tai là gì?

Ù tai là triệu chứng khá thông thường, là triệu chứng của một bệnh lý nào đó như giảm thính lực, chấn thương, viêm tai giữa hoặc rối loạn hệ thống tuần hoàn. Mặc dù khó chịu, ù tai thường không phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Mặc dù nó có thể trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác, nhưng đối với nhiều người, chứng ù tai có thể cải thiện khi điều trị.

Ù tai có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tìm được nguyên nhân gây ù tai, một số trường hợp không tìm được nguyên nhân điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng ù tai cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống.

  1. Nguyên nhân gây ù tai

* Thường gặp:

– Do tắc nghẽn ráy tai: ráy tai bảo vệ ống tai của bạn bằng cách bẫy bụi bẩn và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Khi quá nhiều ráy tai tích tụ, nó trở nên quá khó để rửa trôi tự nhiên, gây mất thính giác hoặc kích thích màng nhĩ, có thể dẫn đến ù tai.

– Do tuổi tác: Người già trên 60 tuổi, sự lão hóa ảnh hưởng tới cơ quan thính giác.

– Do sự tác động của âm thanh quá lớn, đột ngột, hoặc kéo dài.

– Tai có dịch do tắc nghẽn hoặc bị nhiễm trùng.

* Ít phổ biến hơn:

– Tai bị nhiễm độc do dùng một số thuốc gây ảnh hưởng không tốt cho tai như aspirin, gentamycin,…

– Những đầu dây thần kinh thính giác rất nhỏ bị tổn thương ở trong tai.

– Do bị viêm xoang, viêm họng, đặc biệt là bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng làm tắc vòi nhĩ Eustachian.

– Các bệnh nghiêm trọng như phình mạch máu não hay u dây thần kinh tiền đình đều xuất hiện triệu chứng ù tai.

– Do các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, các bệnh lý khác: bệnh Meniere, U dây thần kinh thính giác, Rối loạn tiền đình…

– Các bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu như phình động mạch, tăng huyết áp.

– Sự rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai cứng khớp hệ thống xương con, làm cho hệ thống này không rung động, cản trở sự dẫn truyền âm thanh.

– Dùng nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá làm tình trạng ù tai tăng lên.

– Do áp lực công việc, hoặc môi trường làm việc quá ồn ào,…

  1. Biểu hiện ù tai

Người mắc chứng ù tai cảm nhận được trong tai mình có tiếng kêu như gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu; có thể bị ù tai trái hoặc ù tai phải, cũng có thể bị cả hai tai.

Chứng ù tai có thể xảy ra liên tục hoặc từng lúc.

Khi bị ù tai, người bệnh sẽ cảm nhận rõ về đêm hoặc những lúc yên tĩnh.

Đi kèm theo chứng ù tai là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

  1. Ảnh hưởng của ù tai

Ù tai không gây nguy hại tới người bệnh, tuy nhiên, nó gây ra cảm giác khó chịu, tâm trạng lo lắng, mất ngủ, suy nhược cơ thể,…

Khi người bệnh bị ù tai có kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, bệnh lý tai trong, nghe kém, đau đầu hay bệnh lý tai giữa,… nên đến các cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đối với những trường hợp ù tai đi kèm nghe kém đột ngột, phải đi khám ngay, được khám và điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao.

  1. Cách điều trị ù tai

* Điều trị nội khoa

– Các trường hợp bị viêm tai ngoài, nút ráy tai hay viêm tai giữa cần phải điều trị viêm và làm sạch ống tai.

– Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm hai loại chính: các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù cần được bác sỹ điều trị và tư vấn.

* Điều trị ngoại khoa

– Phẫu thuật loại bỏ các nguyên nhân gây ù tai. Trường hợp mắc bệnh nguy hiểm như u não, ung thư vòm họng,… phải điều trị chuyên khoa hoặc phẫu thuật.

– Các phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch, dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài, dùng muối đặt vào cửa sổ tròn, phẫu thuật cắt hạch sao để điều trị các trường hợp ù tai do Ménière. Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình cần được thực hiện bởi các chuyên gia cao cấp về tai.

* Một số biện pháp hỗ trợ khác

– Giữ tâm trạng luôn thoải mái, có thể dùng thuốc an thần nhẹ trước khi đi ngủ

– Khi bị ù tai do tiếp xúc nhiều trong môi trường ồn ào, nghe nhạc qua tai nghe quá lớn và kéo dài thì nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn.

– Nếu mắc các bệnh lý như THA, thoái hóa cột sống cổ,.. cần dùng thuốc hạ áp, tăng tuần hoàn hoặc châm cứu, bấm huyêt phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ.

– Một vài trường hợp mắc chứng ù tai không rõ nguyên nhân, không có phương pháp điều trị đặc hiệu, bệnh nhân cần làm quen dần với triệu chứng này.

  1. Cách phòng tránh ù tai

* Tránh làm tổn thương đến thính giác là biện pháp phòng ngừa ù tai tốt duy nhất.

* Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp ngăn ngừa một số loại ù tai:

– Sử dụng bảo vệ thính giác: tiếp xúc với âm thanh lớn có thể làm hỏng dây thần kinh trong tai, gây mất thính lực và ù tai. Những người có nguy cơ cao như nhạc sĩ, làm việc trong một ngành công nghiệp nhiều tiếng ồn với tần số cao đặc biệt là súng nên sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác để bảo vệ tai. Khi ở trong môi trường có tiếng ồn lớn, bạn cần mang đồ bảo vệ tai để làm giảm âm lượng tiếng ồn.

– Các tiếng ồn trong sinh hoạt hàng ngày như tiếng máy sấy, máy cắt cỏ cũng gây nên chứng ù tai vì vậy nên mang theo nút bịt tai khi làm các công việc này.

-Khi sử dụng tai nghe, không nên bật quá to hoặc nghe trong thời gian quá dài: Giảm âm lượng, sử dụng các thiết bị nghe nhạc với âm thanh nhỏ vì nghe nhạc ở âm lượng rất lớn qua tai nghe có thể gây mất thính lực và ù tai.

– Thay đổi lối sống: cần duy trì chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể để làm tăng lưu thông máu đến các cấu trúc tai và giúp phòng tránh được bệnh ù tai. tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa chứng ù tai liên quan đến rối loạn mạch máu.

– Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu.

– Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, tránh tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Các chất kích thích làm giảm lưu thông máu đến cấu trúc tai cũng là nguyên nhân gây ù tai.

* Khi người bệnh bị ù tai kéo dài có kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, bệnh lý tai trong, nghe kém, đau đầu hay bệnh lý tai giữa,… không được chủ quan, nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thăm dò chức năng tai (đo thính lực, nhĩ lượng) hay Chẩn đoán hình ảnh (CT- Scanner Tai xương đá) là những cận lâm sàng có giá trị hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh lý về tai. Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên với đội ngũ chuyên gia, bác sỹ chuyên ngành Tai- Mũi- Họng nhiều năm kinh nghiệm là địa chỉ uy tín để thăm khám các bệnh lý về tai.

* Hiện Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đang sử dụng thiết bị đo tầm soát và chẩn đoán thính lực MAICO, một thành viên của tập đoàn William Demant – Tập đoàn thiết bị thính học tân tiến và hiệu quả hàng đầu thế giới.

Phần lớn các bệnh lý Thính giác và một số bệnh lý Tiền đình sẽ ảnh hưởng tới Thính lực của bệnh nhân.

– Đo thính lực đơn âm:

Đưa ra nhiều thông tin chẩn đoán: Đánh giá được mức độ nghe kém, dạng nghe kém, nhận định sơ bộ về tổn thương của cơ quan thính giác; Giúp Bác sĩ chẩn đoán & điều trị chính xác, đặc biệt cấp cứu kịp thời các bệnh nhân điếc đột ngột; Theo dõi diễn biến của bệnh theo thời gian.

– Đo nhĩ lượng:

Giúp đánh giá độ thông thuận của hệ thống tai giữa qua đó đánh giá sự toàn vẹn của màng nhĩ, chuỗi xương con, áp lực trong hòm tai và chức năng vòi nhĩ; Đo nhĩ lượng là một phép đo có giá trị với các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ như viêm tai thanh dịch, viêm VA mạn tính, bệnh lý mũi xoang,…

– Đo phản xạ cơ bàn đạp:

Giúp đánh giá sơ bộ sức nghe, góp phần loại trừ tổn thương sau ốc tai trong nghe kém tiếp nhận, xác định vị trí tổn thương dây thần kinh mặt.

Nhân viên y tế Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên thực hiện đo thính lực đơn âm cho người bệnh

Máy đo nhĩ lượng – phản xạ cơ bàn đạp

* Quý khách hàng đến Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên sẽ được hưởng những ưu đãi:

– Chi phí hợp lý, có áp dụng thẻ BHYT, Bảo hiểm bảo lãnh giúp khách hàng tiết kiệm tối đa.

– Dịch vụ hậu phẫu chu đáo.

– Cam kết bảo mật thông tin khách hàng.

– Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tư vấn hỗ trợ toàn bộ thời gian khám.

– Thủ tục thanh toán đơn giản, nhanh gọn, công khai và minh bạch. 

– Dễ dàng tra cứu thông tin.

* Đặt lịch khám đơn giản và nhanh chóng qua:                                                                                                                                                                        

Hotline: 1900 8035

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên

Website: congtycophanbenhvienquoctethainguyen.com

*Quý khách hàng vui lòng tải App TNH để được chăm sóc sức khỏe toàn diện