??Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em. Nếu xử lý không đúng có thể khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo dính, sẹo co rút … thậm chí để lại những thương tật vĩnh viễn cho các bé. Mới đây, các bác sỹ khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên vừa tiến hành phẫu thuật vá da cho bệnh nhi bị bỏng nước sôi.
???Bệnh nhi T.G.B, 5 tuổi, ở xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên nhập viện trong tình trạng khiếm khuyết da ngực do bị bỏng nước sôi độ II, độ III, diện tích khoảng 8%. Trước đó khoảng 10 ngày, bệnh nhi bị bỏng nước sôi tại nhà, gia đình đã tự điều trị bằng đắp lá nam. Tuy nhiên vết bỏng bị nhiễm trùng, xuất hiện nề đỏ, đau tức và chảy dịch, mời tiến hành cho trẻ đến bệnh viện điều trị.
???Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sỹ quyết định sử dụng phương pháp vá da mỏng cho bệnh nhi. Các bác sỹ tiến hành lấy da mỏng vùng đùi để che phủ lên vết bỏng ở vùng ngực, cổ.
Các bác sỹ Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Yên Bình đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi T.G.B
??Sau 6 ngày điều trị tích cực, diện khuyết da do vết bỏng tiến triển tốt, bệnh nhi sức khỏe ổn định, đã xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi và chăm sóc. Gia đình bệnh nhi rất vui, khi vết thương đã bình phục, trẻ giảm bớt rất nhiều đau đớn.
?Theo Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Chí Đức – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Yên Bình: Trường hợp của bé T.G.B đã bị 10 ngày trước, nhưng người nhà đã không đưa bé đến bệnh viện điều trị ngay, lại sử dụng lá nam để đắp đã khiến vết thương xuất hiện nề đỏ, đau tức và chảy dịch. Do đó, các bác sỹ khuyến cáo người dân, khi bị bỏng, hãy lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sỹ thăm khám, điều trị. Không nên tự điều trị tại nhà, nếu không sẽ khiến vết thương lâu lành, khả năng nhiễm trùng rất cao.
??Công tác sơ cứu cần tiến hành tuần tự các bước dưới đây:
– Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng…
– Việc sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng chỉ có giá trị trong khoảng 30 phút đầu sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu.
Nếu không thể ngâm cơ thể vào nước mát, có thể dùng cách dội nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến hành khoảng 15 – 20 phút. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
– Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
???Đặc biệt khuyến cáo: Trẻ em bị bỏng, chủ yếu vẫn do người lớn sơ suất, lơ là trông coi. Do đó cha mẹ cần hết sức chú ý, đừng để một phút chểnh mảng trong việc chăm sóc làm thay đổi một cuộc đời, một số phận của đứa trẻ.
??? Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, tư vấn, điều trị vui lòng liên hệ:
??? Khoa Ngoại Tổng hợp- Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên. Hotline chăm sóc khách hàng: 0888 935 115