cskh@bvqttn.com

Email hỏi đáp

19008035

Điện thoại khẩn cấp

  • Tiếng Việt
  • English

PHẪU THUẬT PHANH LƯỠI BÁM NGẮN CHO BỆNH NHI 11 THÁNG TUỔI

01/10/2021

?Sáng ngày 1/10/2021, Khoa Răng Hàm Mặt- Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đã phẫu thuật gây mê phanh lưỡi bám ngắn cho bệnh nhi D.M.H 11 tháng tuổi, thường trú tại xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Bệnh nhi D.M.H cùng mẹ trước giờ phẫu thuật

?Bệnh nhi có dị tật bẩm sinh phanh lưỡi bám ngắn, nếu không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, và phát âm về sau.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ước Khoa Răng Hàm Mặt cùng các bác sĩ trong ekip thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi

 

?Bác sĩ Nguyễn Ngọc Diễm – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên cho biết “ Bất cứ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ mắc phải tật dính thắng lưỡi hay phanh lưỡi. Dị tật này khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi bú sữa, trẻ bú lâu, chậm lên cân. Ngoài ra, dính thắng lưỡi còn ảnh hưởng đến hoạt động nuốt, phát âm của trẻ. Trẻ nói ngọng và làm ảnh hưởng lệch lạc răng khi phát hiện muộn”.
?Cha mẹ nên cho trẻ làm tiểu phẫu cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Việc càng trì hoãn, khi trẻ lớn hơn phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành những mạch máu. Khi đó nếu cắt sẽ làm cho trẻ bị chảy máu nhiều hơn, đau đớn làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
?Để nhận biết dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ, cha mẹ cần chú ý một số dấu hiệu sau:
– Nhìn trực tiếp thấy thắng lưỡi ngắn rõ
– Thắng lưỡi bám trực tiếp gần đầu lưỡi. Trẻ không thể đưa lưỡi chạm vào răng cửa hàm trên
– Trẻ khó bú, khó nuốt
– Trẻ nói ngọng một số từ
– Khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn.
?Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường tốt nhất nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán, lựa chọn phương pháp xử lí thích hợp.
?Thực hiện : Phòng Công tác xã hội- Truyền thông- Marketing Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên