Tính đến ngày 11/9/2023, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 2 ca mắc bệnh bạch hầu, vì vậy, người dân cần chú ý các biện pháp phòng dịch.
Bạch hầu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp và gây bùng phát thành dịch. Bạch hầu được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong cao, người nhiễm bệnh có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm:
Trẻ em và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu
Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh
Bất cứ ai đi du lịch đến khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu
Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh như sau :
Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.
Đau họng và khàn giọng
Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Khó thở hoặc thở nhanh
Chảy nước mũi
Sốt và ớn lạnh
Khó chịu
Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu gây ra chỉ gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, họ có thể lây truyền bệnh cho cộng động mà không có triệu chứng bị bệnh.
Một loại bạch hầu thứ hai có thể ảnh hưởng đến da với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu. Bệnh này phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới, ở những người có vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc.
Đường lây truyền bệnh Bạch hầu
Thông qua giọt nước trong không khí khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc
Thông qua các vật dụng chứa mầm bệnh
Khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng.
Người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu có thể là nguồn lây nhiễm trong vòng sáu tuần – ngay cả khi không có triệu chứng.
Biến chứng của bạch hầu
Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến:
Gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng: mũi và cổ họng, có thể gây cản trở hô hấp.
Đau tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim, nghiêm trọng dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.
Tổn thương thần kinh.
Bạch hầu gây tử vong ở khoảng 3% những người mắc bệnh.
Phòng ngừa bệnh Bạch hầu
Mặc dù bệnh bạch hầu rất dễ lây lan từ người sang người, nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng việc sử dụng vaccine.
Vaccine phòng bệnh bạch hầu (vaccin DPT) được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 và thứ 3 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 3 tháng và 4 tháng và nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Sau khi đã hoàn thành 5 mũi trên ở thời thơ ấu, người khỏe mạnh cũng cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu để giúp duy trì khả năng miễn dịch. Đó là bởi vì khả năng miễn dịch đối với bệnh bạch hầu giảm dần theo thời gian.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, người dân cần có ý thức tự phòng tránh cho bản thân và gia đình, tiêm phòng đầy đủ để hạn chế thấp nhất khả năng lây lan thành dịch và tử vong do dịch.
————–
Đặt lịch hẹn khám trước đơn giản và nhanh chóng qua:
Hotline 1900 8035
Nhắn tin qua Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên