Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm A, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
Trẻ chưa được tiêm vaccine phòng cúm
Trẻ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như: người bị cúm, sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng.
Cúm A thường tiến triển không quá nặng, tuy nhiên đối với trẻ mắc bệnh về tim mạch, hô hấp hoặc trẻ nhỏ thường sẽ trở nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy cần đưa trẻ tới bệnh viện nếu như trẻ có biểu hiện sau:
Sốt cao trên 39 độ, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm
Ho nhiều và khó thở
Bị co giật nếu sốt quá cao
Mệt mỏi, ngủ li bì, bỏ ăn nôn trớ, chân tay lạnh
Ngoài cúm A trẻ có nguy cơ mắc một số bệnh khác như: Sởi, thủy đậu, viêm tai, tay chân miệng,…
Để dự phòng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần cho trẻ thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng tránh cúm an toàn để đảm bảo trẻ có sức khỏe và sức đề kháng thật tốt.
————–
Khoa Nhi
Dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình
Chi phí hợp lý, hỗ trợ thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh
Khu vui chơi dành riêng cho các em nhỏ
——————-
Hotline: 1900 8035
Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên
Website: tnh.com.vn
Tải ứng dụng di động TNH để được chăm sóc sức khỏe toàn diện